Friday, January 13, 2012

Bạn biết con gì đây không?

Trong một khu rừng suốt 17 năm trời yên lặng, xuân qua hạ tới chỉ có các con thú, chồn cáo rình rập kiếm mồi. Thế rồi đến cuối xuân một năm nọ, sau 17 năm yên lặng người ta thấy dưới đất chui lên hàng trăm ngàn con sâu. Loài sâu này bò kín mặt đất, leo lên cây. Chúng tự kết tổ kén rồi chẳng bao lâu sau chúng biến hóa, mọc cánh. Thoạt đầu thân hình chúng màu trắng, cánh trong veo, nhưng một thời gian sau chúng từ từ biến mầu. Chúng cũng lột xác nhiều làn và khi lột xác lớn hơn thì cái xác cũ vẫn giống hệt không biến dạng mấy.
Thân hình chúng từ từ đậm vàng sang nâu đỏ rất đẹp mắt và bắt đầu kêu nhau tìm cặp làm náo động cả khu rừng. Không những chỉ mấy trăn ngàn con trên mà dưới đất lại tiếp tục chui lên. Chúng đông đến nỗi tất cả cây cối trong rừng phủ toàn mầu vàng nâu. Cả tỷ con! Đó là loài ve sầu- cicada.
Theo đài này chu kỳ hoạt động của chúng là 17 năm 1 lần.
Loài này không có cách tự bảo vệ và rất vụng về leo, đậu trên cây. Rất nhiều con vụng về quá bám vào cây, lá không được, rơi xuống đất, xuống nước làm mồi cho cóc nhái chồn sóc hay cá…Đến lúc đã đủ sức trưởng thành, chúng tìm nhau cặp đôi sinh trứng. Các trứng ve này rơi xuống nở ở dưới lòng đất dưới dạng một con nhộng sống trong rễ cây mục nát để rồi 17 năm sau chúng nở thành sâu leo lên cây biến thành ve sống trong vài tháng, màn này tái diễn.
Tại sao và bằng cách nào con ve dưới dạng con nhộng sống được lâu như vậy dứơi mặt đất từ 5cm đến 50 cm? Khoa học đang có phân tích và giải thích cho chúng ta. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây năm 2009 thì một loại vi khuẩn sống trong các con nhộng trên đã tạo ra thực phẩm nuôi con nhộng trong thời gian dài đằng đẵng ấy.
Sau khi đã làm nhiệm vụ sinh tồn thì các con ve sầu này lại tự động rơi xuống đất để ngủ một giấc dài và không trở lại nhìn ánh sáng mặt trời nữa. Xác ve chất trên mặt đất thành một lớp dày đến 5, 6 cm cả đầy cả khu rừng ấy. Các xác ve biến thành phân bón cho khu rừng mà con cháu chúng hưởng lợi dưới dạng nhộng, sâu và 17 năm sau sẽ trở về ca hát trong mùa hè.


Theo Scientific American Observations Society thì tại các bang miền nam của USA có loài ve sầu Great Southern Brood mà chu kỳ là từ 13 đến 17 năm.
Năm nay vào khoảng tháng 5 loài ve này lại trở về với các bang ấy. Cả hai loài 13 và 17 năm, đôi khi cũng trùng phùng tức là cùng xuất hiện 1 năm. Ta có thể tính sự trùng phùng này bằng cách nhân 13 với 17 sẽ được con số 221 năm. Giả sử năm 2012 nay cả hai loài cùng xuất hiện làm đíếc tai moi người thì phải đến năm 2233 hàng chút chít chụt chịn của chúng mình mới thấy hiện tượng ấy.
Con ve mà tôi có dịp  cầm 17 năm trước ở Scottsdale (đăng hôm qua) chính là loài Great Southern Brood vậy.

No comments:

Post a Comment