Wednesday, January 4, 2012

Nam Bắc du kí bài 31

Sáng hôm sau, ngày 13 tháng 12, trời mưa nhè nhẹ không còn tầm tã như mấy hôm trước. Chúng tôi quay xe lại Hội An để xem phố cổ. Từ đây đến Hội An khoảng 27 km, và chúng tôi phải vượt qua năm ngọn núi lừng danh Ngũ Hành Sơn. Hội An là một thị trấn sát biển của tỉnh Quảng Nam; trong thế kỷ XVI đây là một hải cảng quan trọng của các chúa Nguyễn. Dân Tầu, Nhật, Anh, Pháp, Tây Ban Nha… đã đến đây buôn bán. Người Tây Ban Nha đã mở một hãng đúc súng giúp chúa Nguyễn chống chúa Trịnh. Ngày nay, thị xã Hội An có diện tích 60 km2, và dân số thị xã 121.716 nhân khẩu. Riêng khu phố cổ có diện tích 6.000 ha diện tích tự nhiên.
Chúng tôi không rành nên phải nhờ phòng bán vé cho một hướng dẫn viên. Họ cho biết một phái đoàn trên 6 người sẽ có hướng dẫn viên không phài trả tiền. Tuy nhiên mình phải nghĩ tới tiền thù lao. Người hướng dẫn giới thiệu chúng tôi những sinh hoạt và các di tích lịch sử cũng như các chùa chiền nơi đây. Một địa điểm ai cũng đi qua là cầu Chùa. Sở dỉ cầu có tên này là vì hình dạng cầu giống như một ngôi chùa. Cầu này bắc qua sông Hội An, nối liền hai khu thương mại của người Nhật và Hoa từ thế kỷ XVI. Một đầu cầu có thờ con khỉ, một đầu cầu thờ con chó. Có nhiều truyền thuyết về hai con vật trên, nhưng giả thuyết nói rằng cầu này xây trong ba năm mới hoàn thành bắt đầu từ năm “thân” cho đến năm “tuất” thì xong là hợp lý nhất. Toàn khu hầu như nhà nào cũng rất cũ kỹ, mái nhà nhiều căn rêu hay ráng cao hai, ba tấc mọc kín mít. Nơi này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là vì phần lớn các ngôi phố cũ từ thế kỷ XVI đến nay không bị phá hủy trong mấy trăm năm chiến tranh liên tiếp, nhất là cuộc chiến mới đây 1954-1975.
Ngừơi hướng dẫn chúng tôi đi xem chùa chiền và những nơi làm tơ lụa và nơi trình diễn văn nghệ cổ truyền. Sau nửa buổi đi với hướng dẫn viên, chúng tôi tự lang lang lấy. Nơi đây còn có một bảo tàng viện nhỏ cho ta thấy nếp sống của dân địa phương trong các thế kỉ trước. May nắm ngày hôm ấy nhằm ngày rằm nên ở đây có lệ khi đêm đến thì tất cả các quán sẽ tắt đèn điện, đốt đèn lồng làm khu phố có một nét đặc thù. Nhóm chúng tôi quyết định ở lại để xem đêm Hội An. Đến chiều thì nước thủy triều dâng cao làm các khu phố bên bờ sông Thu Bồn làm ngập lụt các phố ven bờ. Nhưng đây là hiện tượng hàng năm, nên các cửa hàng đã xây cao trên mặt đường cả thước do đó nước lên mấp mé nền nhà mà thôi. Tuy nhiên, năm nay lại có mưa lũ nên mức nước sông lên cao hơn bình thường làm nhiều quán bị nước tràn vô. Chúng tôi thấy dân chúng địa phương vẫn lội bì bõm vào các cửa hàng mua sắm.
Tôi hiếu kỳ sắn quần lội theo, vì đi đôi dép nên không bị khó khăn mấy. Ra đến đường ven sông, tôi thấy nhiều đò ngang chở khách từ bên này sang bên kia sông; đò thường là đò máy và khách hàng thì đủ loại kẻ có gánh gồng, người đem theo xe gắn máy… Bến sông rất tấp nập.

Hội quán Phúc Kiến                         
Ảnh từ postcard

Đột nhiên tôi thấy một ông già đang cong lưng, chèo một chiếc thuyền qua con sông mênh mông nước, dưới trời mây vần vũ và mưa rơi lất phất ấy. Thật là bao cực nhọc phải chèo qua con sông rộng thênh thang đó.
                                                                 

Sau năm 1976, tôi đành làm nghề ngư phủ ở Vũng Tàu để nuôi vợ con. Một trong các nghề là thuyền chèo hớt cá đối về đêm.
Chúng tôi dùng một cái đèn măng sông, che một nửa, cột ở đầu mũi ghe, với nửa sáng hắt ra ngoài. Một người chèo ghe, còn một người đứng ở đầu mũi ghe, hai tay cầm một cái vợt, đường kính khoảng 60 mươi phân, cán dài khoảng hơn hai thước. Khi thấy một đàn cá đối nổi lên, trong phạm vi của vợt, người ấy dùng vợt chụp đàn cá đó.
Khi mới xuống đánh cá ngày đầu, Thắng người bạn ngư phủ nói tôi đứng chụp cá, còn y chèo thuyền, vì Thắng to lớn hơn và rất mạnh, hơn nữa, việc chèo thuyền rất nặng nhọc, có khi phải chèo suốt đêm. Thật là khó khăn cho tôi khi làm nhiệm vụ này. Một phần là say sóng, một phần khác là rất khó khăn giữ thăng bằng khi đứng trên thuyền mà sóng vỗ dập dềnh. Trong thời gian này, ngày nào, tôi cũng mửa thốc mửa tháo, vì say sóng. Tôi tự hỏi: "Khi nào thì mình hết say sóng? Hay bỏ quách việc này cho rồi? Không thể được! mình phải vượt qua trở ngại đầu tiên này. Nếu không thì chuyện vượt biên không bao giờ có được."
Chụp cá đối cũng cần phải có kỹ thuật, chứ không phải chụp một cách khơi khơi. Mấy hôm đầu, tôi chụp được vài con, có khi chẳng được con nào. Nhiều lúc, tôi thấy đàn cá đối lại lầm là lá khô, nên không chụp và nhiều lúc khác, thấy lá khô lại tưởng là cá đối, chụp lên chỉ được vài cái lá tre. Ngoài việc chụp cá đối, chúng tôi, nhiều khi, cũng chụp được cả mực ống.
Những lúc gió mạnh, sóng cao, tôi chụp đàn cá mất thăng bằng, rơi tòm xuống biển, cá đã chẳng được con nào mà còn làm mất thì giờ. Thắng bèn đổi "chiến thuật": tôi ra chèo đò, còn Thắng ra chụp cá đối. Vì thế tôi phải chèo ghe suốt đêm, từ bãi trước đến Sao Mai hay Lò Heo, tay chân rã rượu, nhưng vẫn phải cố sức mà làm.
Tôi làm bài thơ Thu Bồn tức vịnh:

VHKT ngày 13- 12- 2005
Thấy cảnh tôi xúc động nghĩ lại nỗi cực nhọc của mình thủa xưa cũng như lão già trước mặt.

No comments:

Post a Comment