Trước khi tiếp tục bài viết, tôi xin nhắc lại với quý độc giả là các hình của Atrs I, Ares V Orion và Altair hầu hết chỉ ở trong giai đoạn khái niệm. Các hình vẽ này là do họa sĩ tưởng tượng ra theo ý của khoa học gia, kỹ sư chứ chưa có sự thực. Từ nay trở đi dưới các hình vẽ này tôi sẽ ghi (Artist rendering) để tránh sự hiểu lầm. Họa sĩ này có thể chính là các kỹ sư thiết kế phần ấy.
Tiến trình đưa người lên Nguyệt Cầu.
Khi đưa người lên Nguyệt Cầu, trong chương trình Saturn-Apollo thì chỉ mình Saturn V đưa nguyên hệ thống vừa CM, SM lẫn LM.
Nhưng Constellation thì hơi khác và đây là tiến trình lên thăm Nguyệt Cầu đợt hai của NASA.
Ares V sẽ làm nhiệm vụ phóng phi thuyền LM (Altair) cùng các vật dụng khác. Hỏa tiễn này đưa phi thuyền Altair vào quỹ đạo hình tròn quanh địa cầu. Tại sao lại gọi là quỹ đạo tròn? Thật ra đa số các vệ tinh nhân tạo quanh quanh trái đất hay các hành tinh quanh quanh một thiên thể nào đó (như trái đất quay quanh mặt trời) đều có hình 1 ellipse (giông giống như một trái trứng gà) chứ không phải là hình tròn. Quỹ đạo này cao 360 km đối với mặt biển. Hỏa tiển Ares V đã phải dùng hai hỏa tiễn nhiên liệu đặc và tầng II để làm công việc này.
Ares V đem Altair/EDS lên quỹ đạo
Artist redering
Một giờ 30 phút sau, Ares I sẽ phóng đưa phi thuyền Orion với 4 phi hành gia lên cùng quỹ đạo trên. Rồi cuộc ráp nối bắt đầu sau khi đuổi bắt.
Ares I đem Orion lên cùng quỹ đạo
Artist redering
Tôi dùng các mẫu cũa hai phi thuyền Orion và Altair để tạo ra các giai đoạn ráp nối của như sau:
Giai đoạn I. Phi thuyền Orion lên cùng quỹ đạo với Altair/ EDS, nhưng sẽ nằm phía trước.
Giai đoạn II. Phi thuyền Orion bắt đầu lộn như Apollo.
Giai đoạn III. Phi thuyền Orion tiếp tục lộn cho đủ 180o.
Giai đoạn IV. Khi phi thuyền Orion hoàn tất việc lộn thì sẽ ráp vào Altair/EDS.
Theo cách ráp trên, ta thấy các phi hành gia sẽ quay ngược lại với hướng di chuyển, chứ không hướng ra phía trước như trong chương trình Saturn V- Apollo. Như vậy lung của họ sẽ hướng theo phía di chuyển.
No comments:
Post a Comment