Vượt qua tỉnh Thừa Thiên, chúng tôi đi vào tỉnh Quảng Trị thì trời hết mưa. Tỉnh này có diện tích 4747 km2, đứng hàng thứ 32, với dân số 599 ngàn đứng thứ 55 và tỉnh lị là thị xã Đông Hà. Đây cũng là vùng mà Huyền Trân Công Chúa Nhà Trần đã được gả cho Chế Mân đổi lấy. Trong thời gian 190 người Việt tên Khu Liêm nổi lên chiếm vùng từ Quảng Bình đến Quảng Nam và đã tách ra khỏi Nhật Nam, quận nhà Hán, lập ra nước độc lập (không phải là Chiêm Thành). Thời nhà Đường gọi nước ấy là Lâm Ấp. Sau này nước Chiêm Thành cũng dựa vào địa thế từ đèo Ngang trở vào để lập ra nước vậy.
Đây cũng là vùng chiến tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến 54-75, với các địa danh vang lừng về khói lửa như: Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, cửa Việt, cổ thành Quảng Trị. Chúng tôi cũng không có thì giờ ghé vào thị xã này hay cổ thành Quảng Trị để xem những vết tích chiến tranh, song hai bên dọc đường toàn là các dấu tích bom đạn loang lổ còn hằn trên các vách tường rêu mốc dù là đã hơn 30 năm trôi qua. Quảng Trị có bãi biển cửa Tùng nổi danh, mà các sĩ quan thủy quân Pháp đã mệnh danh là bãi tắm Hoàng Hậu của Đông Dương.
Đi về Quảng Trị xa xôi.
Bến Hải sông ấy, một thời cách ngăn.
Đakrông hùng vĩ ta thăm.
Cửa Tùng, Rú Lịnh, chỗ nằm nghỉ ngơi.
Lâm Ấp đất ấy một thời.
Thường Kiệt mở đất một đời dọc ngang.
Một câu chuyện về cửa Tùng làm ta nên suy nghĩ. Vua Duy Tân một hôm ra của Tùng nghỉ mát. Ông lấy tay vọc cát suy nghĩ. Một người lính hầu đem nước đến ngài nói: “Thưa bệ hạ, tay bệ hạ bị dơ. Xin bệ hạ rửa tay.” Vua Duy Tân hỏi người lính hầu: “Tay dơ lấy nước mà rửa. Còn nước dơ lấy cái gì mà rửa?” Người lính hầu ngớ mặt chẳng hiểu. Vua nhắc lại: “Nước bẩn thì làm sao cho sạch.” Ngừơi thị vệ không trả lời được. Nhà vua bèn nói: “Nước bẩn thì phải tìm cách trừ khử những chất ngoại lai trong đó có hiểu hay không?”
Xe vượt qua sông Thạch Hãn rồi khoảng 09 giờ rưỡi sáng, chúng tôi tới bờ nam một con sông, con sông mà không một người VN đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975, không nghe tới. Đó là sông Bến Hải và chiếc cầu Hiền Lương lừng tiếng.
Hình đường vào cầu cũ
Địa danh này mãi mãi sẽ đi vào lịch sử, rồi các thế hệ sau này sẽ luôn luôn nhớ tới, những ngày đầy máu và nước mắt của dân tộc trong quá khứ héo dài 20 năm. Tôi và Thắng xuống xe đi bộ qua con sông và chiếc cầu lịch sử ấy. Cầu Hiền Lương bây giờ mới đúng là hiền lương, thanh bình và hòa ái. Cầu được làm bằng sắt lót ván như các cầu đã được làm đầu thế kỷ 20. Bắc qua sông Bến Hải một chiếc cầu mới tân kỳ, chắc chắn hơn được làm để xe cộ lưu thông, chiếc cầu cũ được bảo tồn để làm di tích lịch sử, nên xe không được qua cầu này nữa.
Mang tên Bến Hải, Hiền Lương.
Sao mà nỡ để làm đường chia đôi?
Kiến cho đất nước của tôi.
Chìm trong khói lửa, một thời khổ đau.
Hình đàn trâu gặm cỏ
Ở đầu cầu phía nam, có đàn trâu đang nhơn nhơ gặm cỏ thật là thanh bình. Trước đây 30 năm, chắc chắn chỉ có đồn bót, dây kẽm gai, mìn, lựu đạn thôi, không thể thấy cái hình ảnh đáng yêu ấy. Trên một con đường nhựa cũ dẫn vào cây cầu thủa phân đôi, vết xích xe tăng vẫn còn in rõ trên mặt đường dù là mưa gió, bão bùng trong suốt thời gian dài dằng dặc. Bên phía nam cầu, còn một bót canh với loa phóng thanh của chính quyền miền Nam cũ. Không nói thì ta cũng biết đây là các loa kêu gọi phía bên kia đầu hàng, nhưng họ đã không làm được như ý muốn. Cách đó không xa, chính quyền đương thời đang cho xây một tượng đài kỷ niệm.
Hình bót với loa phóng thanh
Tượng đài kỷ niệm
Hình ghe câu trên sông Bến Hải
HÌNH TRÊN CẦU CŨ NHÌN SANG CẦU MỚI
Hai anh em đi trên cầu, quan sát so sánh cái chiếc cầu cũ mới cùng nhìn cảnh sinh hoạt trên sông. Các chiếc ghe cá bơi đi bơi lại câu hay lưới lại thêm phần thanh bình của dân tộc.
Qua hết cầu chúng tôi gặp một đoàn du lịch người ngoại quốc gốc Tây Phương.
Rất nhiều người này cũng xuống xe để nhìn chiếc cầu và con sông lịch sử này. Bên cạnh đầu cầu vẫn còn các cơ sở cũ.
Hình cầu Hiền Lương phía bắc.
No comments:
Post a Comment