Friday, January 13, 2012

Nam Bắc du kí bài 38



Bên bờ Hương Giang
Dân ta chắc ai cũng ít nhất một lần nghe câu ca dao:
Gió dưa cánh trúc la đả.
Hồi chuông thiên mụ canh gà Thọ xương.

Nên sau  khi xem các cung điện lâu đài cùa các vua chúa, chúng tôi thẳng đường lên xem chùa và tháp Thiên Mụ.
Những nơi nổi tiếng lắm khi có các giai thoại, hay cậu chuyện vui vui lien quan đến nó. Tháp Thiên Mụ và bài ca dao cũng không tránh khỏi. Nhưng buồn cười nhất là giai thoại lại xẩy ra bên Mỹ.
Ngày các người Việt mới sang định cư bên Mỹ, một người có tiếng tăm thời ấy giải thích câu da dao trên bằng cách dịch thơ. Khi đến cụm chữ “Canh gà Thọ Xương” nhà học giả đã dịch Tho Xương chicken soup.
Trước khi đến đây, chúng tôi vượt qua làng Kim Long. Kể từ khi Nguễn Hoàng vào lập nghiệp ở miền nam năm 1600, thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Sau vài lần di chuyển vì sợ Trịnh xâm chiến, mãi cho đến năm 1636, Nguyễn Phúc Lan- chúa Thượng dời thủ phủ về đất Kim Long này. Năm 1687, vị chúa thứ 5 Nguyễn Phúc Trăn (chúa Nghĩa) mới chuyển đô về Phú Xuân.


Tháp Thiên Mụ
Đến đời  thứ 8, Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi, vì một câu ca dao : “Bát đại thời hoàn trung đô” ( ) có nghĩa là đến đời thứ tám thì trở lại với triều đình miền bắc. Chúa Nguyễn Phúc Khoát thấy cơ nghiệp do ông cha cả trăm năm với bao xương máu, nay trở thành công dả tràng ư. Ông bèn xưng Vương, trùng tu kinh đô Phú Xân- Thuận Hóa, cải tổ phong tục, ngôn ngữ, để thành lập một vương quốc riêng. Trong phong tục, ông cho nghiên cứu áo của người Chăm Pa, và áo sường xám của phụ nữ Trung Quốc, thường buôn bán ở Hội An, rồi chế ra cái áo dài cho phụ nữ mà ta thấy ngày nay. Ngoài ra ông cũng cho người đàn bà mặc quần, khác với miền bắc còn mặc váy. Do đó đàng trong có câu ca dao:
Không đi thì chợ không đông.
Nếu đi phải mượn quần chồng sao đang.
Về ngôn ngữ chữ Hán được đọc khác với miền bắc như Vũ là Võ, đường là đàng, Hoàng đọc là Huỳnh…
Lúc đầu chọn Kim Long làm thủ phủ. Do đó Kim Long có nhiều dinh thự lớn và con gái Kim Long nổi tiếng là đẹp.
Một câu chuyện của vua Thành Thái kén vợ đã truyền tụng trong nhân gian.
Khi nhà vua đã đến tuổi cập kê, và sau nhiều lần do hỏi của mẫu hậu về nhân duyên. Ông vẫn một mực từ chối. Một hôm ông giả dạng làm thường dân cùng một đám cận vệ đi chơi đến làng Kim Long. Lúc vui đùa xong, nhà vua và đám cận vệ xuống thuyền để đi về. Vua thấy cô chèo đò rất đẹp, và đoan trang. Nhà vua lên chỗ cô ta ngỏ ý muốn chèo hộ. Cô để nhà vua chèo. Trên thuyền ngoại trừ đám cận vệ, thì chẳng ai biết người thanh niên đang chèo đò đó là vua cả. Một chặp nhà vua hỏi: “O có ưng làm vợ vua không hỉ?”. Cô gái ngây thơ không biết người trước măt cô là vua, cừơi lời: “Ưng”. Thế là nhà vua đưa cô ta về cung luôn. Sau này có câu ca dao về sự tích ấy.
Kim Long có gái mĩ miều.
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Vua Thành Thái là một người yêu nước, chống Pháp. Ông ngấm ngầm tuyển một số thiếu nữ của làng Kim Long vào cung, cho học võ nghệ, sử dụng vũ khí, muốn tạo chuyện bất ngờ. Toàn quyền Pháp thấy vậy vu ông là người bị thần kinh, rồi đầy ông ra đảo La Réunionphía đông đảo Madagascar trong Ấn Độ Dương. Sau này bị an trí ở Vũng Tàu. Ông mất năm 1954.
Sau đó, Pháp chọn một hoàng tử trẻ, con của vua Thành Thái lên ngôi là Duy Tân. Pháp nghĩ rằng với người mới 8 tuổi sẽ dễ sai khiến, nhưng không ngờ vị vua bé tí này lại tìm cách lật chế độ do Pháp dựng nên. Một hôm, có một vị linh mục Pháp rất thông hiểu chữ Việt lẫn chữ Hán. Ông thấy vua Duy Tân  trẻ, thông minh, đĩnh ngộ nên và có ý ghét Tây, nên chọc nhà vua bằng cách ra một câu đối:
Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ.
Câu này rất thâm thúy vì chữ vua tiếng hán là vương . Rút ruột nhà vua là lấy nét chính giữa thì chữ đó thành ấy chính là chữ tam. Một hóc búa khác là bốn chữ đầu phải là toàn nôm, bốn chữ sau là Hán Việt. Cả câu lại có nghĩa: giết chết vua chia nước thành ba kì, bắc trung và nam.
Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh.
Câu đối cũng thật tuyệt diệu.
Chữ tây là phía tây mà hàm ý là Pháp. Chữ tây viết như sau: 西.Chặt đầu thằng Tây có nghĩa là cắt phần trên của chữ tây. Khi cắt phân trên của chữ tây thì chữ này thành: đó là chữ tứ. Bốn chữ đầu là nôm, bốn chữ sau là Hán Việt. Cả câu có nghĩa là: Giết chết thằng Tây, bốn bể là anh em.
Sau này, Vua Duy Tân, liên lạc với Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Nhưng chuyện vỡ lở, ông cũng bị đày ra đảo La Réunion (khoảng 1000 km đông đảo Madagascar) với vua cha là Thành Thái.

No comments:

Post a Comment