Wednesday, January 4, 2012

Tìm hiểu chương trình Constellation (tt)

Trong những năm gần đây, NASA đã chọn mẫu Ares-Orion và Altair để thực hiện thay thế X-33. Cũng như Apollo, Ares, Orion và Altair là tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Ares là thần chiến tranh, còn Orion là thần săn bắn. Riêng Altair được rút từ cụm từ Á rập có nghĩa là vật bay và còn là tên vì sao sáng nhất của chòm sao Aquila mà tiếng Latin có nghĩa là Eagle[1] (đại bàng).
Chương trình Constellation có mục đích đưa các phi gia Hoa Kỳ lên trạm không gian quốc tế (ISS) trong tương lai gần cũng như đưa họ đáp xuống mặt nguyệt cầu trước năm 2020 sau đó Hỏa Tinh.
Chương trình Constellation đã được thực hiện và còn đang thử nghiệm.
Đến năm 2010, NASA đã cho làm hệ thống phi thuyền Ares I-X tương tự như phi thuyền thật để thí nghiệm từng phần. Hệ thống này gồm ba từng.
Có hai loại hỏa tiễn Ares la Ares I và Ares V.

Các hỏa tiễn-phi thuyền cũ và mới
Hình so sánh hình dạng và kích thước các hệ thống hỏa tiễn- phi thuyền
Saturn V là hỏa tiễn đã đem các phi thuyền Apollo lên thám hiểm cung hằng trong thập niên 1960’s 1970’s.
(NASA web)
Đến năm 2010, NASA đã cho làm hệ thống phi thuyền Ares I-X tương tự như phi thuyền thật để thí nghiệm từng phần. Hệ thống này gồm ba từng.
* Từng một là loại dùng nhiên liệu đặc tương tự như các hỏa tiển đưa phi thuyền con thoi ngày nay nhưng lớn hơn nhiều.
* Từng hai là từng giả dạng (simulator) Orion gồm các mẫu tương tự như các phi thuyền chính trong tương lai. Nhiên lieu Hydrogen lỏng LH2 và Oxy lỏng LOX.
* Từng ba là hệ thống an toàn thoát hiểm, một hệ thống đem con thuyền không gian ra khỏi hệ thống phóng, nếu chuyến phóng có nguy hiểm, bị hủy bỏ bất ngờ. Trong đầu tháng 6-2010, NASA đã thành công trong cuộc thí nghiệm hệ thống thoát hiểm này.
Tuy chỉ là các bộ phận giả dạng nhưng các phần này có hình dạng, kích thước và trọng lượng y hệt như các bộ phận thật sau này. Hệ thống đã dùng các phương tiện phóng MLP-3 và Crawler-Transportation cùng LC 39B đã dùng để phóng Apollo và Space Shuttle.
Chỉ nguyên từng thứ nhất hỏa tiễn của Ares I-X có tới 700 phần tử cảm ứng (sensor). Phần phi thuyền Orion giả dạng cũng mang theo 250 phần tử cảm ứng. Các phần tử nhạy cảm này có công việc đo lường mọi thứ từ áp suất, biến dạng, đến nhiệt độ của thân và bên trong hỏa tiễn. Kết quả này sẽ giúp cho các kỹ sư và khoa học gia biết rõ hơn trạng thái của hỏa tiễn cũng như phi thuyền ở từng thời điểm và cao độ. Với kết quả ấy, họ sẽ thiết kế phi thuyền, hỏa tiễn an toàn hơn sau này.
Ngày 8 tháng 10-2009 hỏa tiễn chính SRB của Ares I-X đã thí nghiệm thành công tại trung tâm Marshall Center của NASA- đặt tại ở Huntville- Alabama. Đến ngày 28 tháng 10- 2009 hỏa tiễn Ares I-X đã được phóng thành công tại dàn phóng LC 39B của Kenedy Space Center- Florida. Cuộc thí nghiệm sử dụng các cấu trúc hiện thời dùng cho các phi thuyền con thoi. Trong cuộc thí nghiệm này Ares I-X cao gần 100 m đã bay lên đúng cao độ dự định cho các chuyến bay thật sự sau này là 46 km và đạt được vận tốc Mach[1] 4.76 tương đương với 5831 km/h[2]. Khi ấy từng thứ nhất được tách ra, rơi trở lại vùng biển phía đông rồi bung dù và được vớt lên.


Ares I và phi thuyền Orion



Ares V và Altair


[1] Lấy tên nhà vật lý-triết học Tiệp Áo Ernst Mach.
[2] Nên nhớ rằng muốn đạt tới vận tốc để đem phi thuyền vào quỹ đạo thì vật ấy phải có vận tốc là 28000 km/giờ hay 7,78 km một giây. Nhưng đây là nhiệm vụ của các động cơ của các từng kế tiếp. Muốn một phi thuyền có khả năng tách khỏi hấp lực trái đất để tiến tới nguyệt cầu thì phi thuyền phải đạt tới tốc độ 11,2 km/s hay 40,320 km/h.
 


[1] Đây cũng là tên để vinh danh con tầu Eagle đã đem Neil Amrstrong và Buzz Aldrin đáp xuống mặt nguyệt cầu năm 1969,

No comments:

Post a Comment