Monday, January 30, 2012

Nam Bắc du kí bài 47

Xe chạy đến trưa thì vào thị xã Hà Tĩnh khang trang, và đặc biệt thấy nhiều tiệm có bảng quảng cáo bán “cu đê”. Cái tên này gợi cho tôi tên con sông thuộc Đà Nẵng, gần đèo Hải Vân. Chúng tôi rất hiếu kỳ muốn cu đê là cái gì, nên tìm cách nghỉ ăn trưa và tìm hiểu thêm. Kể từ đây trở ra là đất nước Việt từ thời lập quốc. Tỉnh này có diện tích 6025 km2, đứng hàng thứ 23 và với dân số 1 triệu 230 ngàn đứng thứ 24. Thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh. Đây là thị xã mà tôi và em gái đã được sinh ra vào đầu thập niên 40. Tuy rằng bố có gốc Thanh Hóa, mẹ có gốc Ninh Bình, nhưng bố tôi làm công chức nên di chuyển nhiều nơi, nên hầu hết mỗi đứa con được sinh ra ở các thị xã khác nhau. Tôi xúc động là vì đã đến nơi tôi ra trào đời trên 60 năm trước. Trong ký ức, tôi chỉ còn nhớ con đường tráng nhựa nhỏ với cái phố vắng tanh, cùng ngôi nhà nền cao. Đó là Hà Tĩnh của tôi, khác hẳn với những gì đang thấy trước mắt.


Vịnh Hà Tĩnh


  

Trở về Hà Tĩnh, chỗ sinh tôi.

Nhìn lại phố xưa, thấy ngậm ngùi.

Nhà cũ của cha, đâu ấy nhỉ?

Vườn xưa của mẹ, hẳn xa xôi?

Trên đường lác đác xe qua lại.

Dứơi phố lơ thơ kẻ tới lui.

Cất bước lang thang trên phố vắng.

Nghĩ thời thơ ấu, dạ bồi bồi.

                                        VHKT-2005


Vào một quán chúng tôi biết được cu đê là một loại kẹo đậu lạc (đậu phộng), với đậu dã rang, trải lên một miếng bánh đa (tráng) với một lớp mật mía cô đặc. Nó tương tự một loại kẹo mà miền nam cũng có. Chúng tôi gọi cơm niêu ăn với cá kho, canh cải. Khi cô gái, xinh đẹp, con bà chủ quán mang nồi cơm ra, chúng tôi ngủi thấy thơm phức. Cơm gạo tám. Ngoài bắc trung Việt, ngừơi ta đồn rằng Hà Tĩnh là quê hương của người đẹp; chẳng biết có đúng không? Nhưng không cần nói ai cũng biết Hà Tĩnh là quê hương của đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, lừng lẫy khắp nơi.



Đi về Hà Tĩnh, Thiên Cầm.

Nguyễn Du, Hồng Lĩnh có phần xinh tươi.

Cửa Sót, Kẽ Gỗ nghĩ ngơi.

Bà Huyện nổi tiếng suốt đời Đèo Ngang.

Đặng Dung nối tiếp Thúc Loan,

Đình Phùng, Cao Thắng lừng vang muôn đời.

Thiên Cầm là ngon núi mà Hồ Quý Ly đã bị giặc Minh bắt, rồi giải về TQ. Bị bắt cùng ông có người con trai cả tên Hồ Nguyên Trừng mà tôi sẽ nói tới khi vào Thanh Hóa.

Rất nhiều vị anh hùng của dân tộc cũng nhận nơi này làm quê hương. Với các anh hùng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng thì hẳn mọi ngừơi đều nhớ vì các việc kháng chiến chống Pháp mới đây. Mai Thúc Loan có nước da đen kịt nên còn được là Mai Hắc Đế, người đã nổi dạy chống Đường trong thế kỷ XIII, thì cũng còn nhớ mài mại. Nhưng khi nói tới Đặng Dung thì rất ít người biết đó là ai.

No comments:

Post a Comment