Monday, January 16, 2012

Nam Bắc du kí bài 39

Sau khi Nguyễn Hoàng lập nghiệp, năm 1601, ông cho xây chùa Thiên Mụ, trên đồi Hà Khê, ngay ven sông Hương, cách cổ thành 5 km, về hướng tây.
Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến chùa này. Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận. Tuy nhiên tiếng Huế “mụ” có nghĩa là bà già.
 Ngay trước cổng là một bến đò để khách thập phương đến lễ tháp bằng dường thủy.


Bến đò
(postcard)
Xe đậu ở nơi ấn định, cô hướng dẫn viên mua vé cho toán rồi tất cả leo lên những bực thang để đến cổng. Ở đây nhìn xuống ngã ba sông thấy những con đò suôi ngược. Hôm ấy chúng tôi thấy một đò kết hoa lá trống kèn inh ỏi. Chẳng biết đó là một đám cưới hay cuộc rước hội gì, nhưng thấy không khí vui hẳn lên.
Tháp nằm gần phía cổng nhưng chánh điện thì phải đi vào xa hơn.



Tháp thiên mụ do một nhiép ảnh gia nào chụp khi mùa phượng nở.

Khi về chúng tôi lại nghe tin khúc đường trên quốc lộ IA ở Quảng Ngãi đã bị đứt vì nước lụt cuốn trôi. Các tour du lịch từ bắc vào nam bằng xe hơi phải ngưng lại. Thật là may mắn.

No comments:

Post a Comment