Tuesday, January 17, 2012

Nam Bắc du kí bài 40

Ngày hôm sau, cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi thăm các lăng tẩm. Các lăng này đều nằm trên các đồi núi gần bờ sông Hương, và ở phía tây thành Huế. Lăng đầu tiên chúng tôi đến là lăng Minh Mạng. Đây là vì vua thứ hai, sau Gia Long.

Dưới triều Minh Mạng, nước ta mở rộng chiếm một phần đất của Laos cũng như một phần của Miên do Trương Minh Giảng cai quản gọi là Trấn Tây. Cũng kể từ thời này tỉnh Lai Châu mới chính thức trở thành một phần thuộc Việt Nam. Trứơc đó Lai Châu dưới quyền các tù trưởng người thiểu số, khi thuộc Đại Lý, lúc thuộc Trung Quốc, và có thời thuộc Đại Việt. Sau khi vua Minh Mạng băng hà, vua Thiệu Trị nghe theo lời khuyên của Tạ Quang Cự cho rút quân khỏi Nam Vang, trả đất lại cho Miên.
Khi chúng tôi lại đây thì trời mưa nhẹ hạt. Nhưng chính vì mưa nên nhìn cảnh thật  thơ mộng nhưng cũng rất buồn.
Vì máy hình của tôi bị hết pin hôm đi thăm tháp Thiên Mụ nên không chụp được hình. Hôm nay đăng lên các hình mà chính tôi chụp lấy.
Trước khi vào cổng lăng là một sân lát đá gạch xanh, với hai hàng tượng các quan văn võ cùng ngựa voi làm từ đá hoa cương. Các ông quan thấy dân lành nhiều khi la hét, nhưng trước ông vua thì họ còn khổ hơn nhiều. Mưa ướt làm cho ta cảm thấy thân phận hẩm hiu của quần thần trước uy quyền một hoàng đế.

Bao năm dãi nắng dầm mưa.
Biết bao cực khổ, vì vua đứng hầu.


Vượt qua tiền đình đến cổng tam quan, chúng tôi thấy nhiều đoàn du lịch từ khắp mọi nơi đổ về đây, nên chúng tôi phải xắp hàng nối đuôi nhau đi vào. Một cây cầu chính bắc qua hồ vào đền thờ chính và sau đó là  rồi  một quả đồi. Hướng dẫn viên cho biết đó là nơi an táng vị hoàng đế Nguyễn Triều thứ hai.
Mưa lất phất làm cảnh thật buồn, ảm đạm. Một góc hồ thấy một nhà thủy tạ đơn sơ lẻ loi đang soi bóng xuống mặt hổ với các cọng sen úa tàn.
cây cầu


Một góc lăng Minh Mạng

Sau khi ra khỏi đây chúng tôi được hướng dẫn tới điện Hòn Chén nằm giữa sông Hương. Nhưng khi đến đây mưa trở nên nặng hạt, đường quá sính lày kiến xe không thể vào làng nơi có xuồng cho mướn. Vì vậy cô hướng dẫn đưa chúng tôi đến lăng vua Thiệu Trị. Vị vua thứ ba của Triều Nguyễn.
Lăng Thiệu Trị lúc ấy đang được trùng tu, chúng đi qua, đứng ngoài nhìn mà không vào. Chúng tôi định đến lăng Gia Long, nhưng cũng như đường đến điện Hòn Chén nơi này xa quá và lầy lội, đàn bà con nít khó lòng đến nơi, nên lăng kế tiếp là Tự Đức.
Theo lịch sử có đoạn nghi ngờ ông không phải là con ruột của vua Thiệu Trị mà là con của của Trương Đăng Quế được đánh tráo để họ Trương chiếm ngai vàng.
         
Tự Đức là một người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Ông làm nhiều thơ chữ Hán, trong đó có bộ Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trǎm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Tự Đức làm cả thơ chữ Nôm, những tập như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca. Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện ông giao thiệp với các nhà vǎn, các học giả đương thời. Ông rất thích lịch sử, đã chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, trong đó tự ông ghi nhiều lời bình luận. Tự Đức rất yêu nghệ thuật, đã tập trung về kinh đô Huế nhiều người soạn kịch bản tuồng, và cho soạn những vở tuồng lớn như Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy. Có khi chính ông cầm chầu và sửa kịch bản.         



Nhà thủy tạ trong lăng Tự Đức

Tự Đức được người đời ca ngợi là ông vua có hiếu. Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy. Ông ghi chép các lời rǎn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn Từ huấn lục. Thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà Từ Dũ trừng phạt. Bà Từ dũ lại nổi tiếng là một mẹ hiền và có cuộc sống rất đơn sơ, tằn tiện. Bà cho rằng tiêu sài phung phí sẽ làm dân khổ. Ôi trên đời được bao nhiêu đàn bà có tấm lòng ấy? Bà đã can ngăn vua Tự Đức nhiều lần, khi nha vua làm những    điều không đúng.
Hai lăng vừa qua đều có các hồ nước bên ngoài các tường thành, đển đài rất duyên dáng đẹp đẽ. Thường hồ đều có tường đá khá vĩ đại bao quanh.
Với các công trình xây cất các lăng tẩm này đã làm phí tổn rất nhiểu công cùng của.
Cùng thời gian vị vua này trị vì, Pháp đã mở đầu tấn công xâm lăng Việt Nam.

No comments:

Post a Comment