Monday, January 30, 2012

Tin từ Việt Nam

Chích Chị về Việt Nam và đã trao US$200.00 của quỹ cứu trợ cho Hoài Bắc và US$200.00 Mười Lễ (Nguyễn Văn Lễ). Tuy nhiên, Hoài Bắc chưa nhận tiền thì đã qua đời. Chích Chi trao số tiền này cho em gái Hoài Bắc lo việc ma chay.

Riêng đối với Lễ, Chích Chị đã vào tận nhà thăm và trao số tiền trên. Theo như lời  Chích Chị thì mấy con của Mười Lễ tuy đã trên 20 nhưng nhìn như 11, 12 tuổi và cứ 2 tháng thì phải vào máu nếu không thì chết.

Tôi có hình ảnh cùng số điện thoại Mười Lễ mà Chích Chị đem về, đăng lên đây để bạn đọc ai biết một cơ quan y tế nào có chương trình cứu giup thì lien lạc với em.

Nam Bắc du kí bài 47

Xe chạy đến trưa thì vào thị xã Hà Tĩnh khang trang, và đặc biệt thấy nhiều tiệm có bảng quảng cáo bán “cu đê”. Cái tên này gợi cho tôi tên con sông thuộc Đà Nẵng, gần đèo Hải Vân. Chúng tôi rất hiếu kỳ muốn cu đê là cái gì, nên tìm cách nghỉ ăn trưa và tìm hiểu thêm. Kể từ đây trở ra là đất nước Việt từ thời lập quốc. Tỉnh này có diện tích 6025 km2, đứng hàng thứ 23 và với dân số 1 triệu 230 ngàn đứng thứ 24. Thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh. Đây là thị xã mà tôi và em gái đã được sinh ra vào đầu thập niên 40. Tuy rằng bố có gốc Thanh Hóa, mẹ có gốc Ninh Bình, nhưng bố tôi làm công chức nên di chuyển nhiều nơi, nên hầu hết mỗi đứa con được sinh ra ở các thị xã khác nhau. Tôi xúc động là vì đã đến nơi tôi ra trào đời trên 60 năm trước. Trong ký ức, tôi chỉ còn nhớ con đường tráng nhựa nhỏ với cái phố vắng tanh, cùng ngôi nhà nền cao. Đó là Hà Tĩnh của tôi, khác hẳn với những gì đang thấy trước mắt.


Vịnh Hà Tĩnh


  

Trở về Hà Tĩnh, chỗ sinh tôi.

Nhìn lại phố xưa, thấy ngậm ngùi.

Nhà cũ của cha, đâu ấy nhỉ?

Vườn xưa của mẹ, hẳn xa xôi?

Trên đường lác đác xe qua lại.

Dứơi phố lơ thơ kẻ tới lui.

Cất bước lang thang trên phố vắng.

Nghĩ thời thơ ấu, dạ bồi bồi.

                                        VHKT-2005


Vào một quán chúng tôi biết được cu đê là một loại kẹo đậu lạc (đậu phộng), với đậu dã rang, trải lên một miếng bánh đa (tráng) với một lớp mật mía cô đặc. Nó tương tự một loại kẹo mà miền nam cũng có. Chúng tôi gọi cơm niêu ăn với cá kho, canh cải. Khi cô gái, xinh đẹp, con bà chủ quán mang nồi cơm ra, chúng tôi ngủi thấy thơm phức. Cơm gạo tám. Ngoài bắc trung Việt, ngừơi ta đồn rằng Hà Tĩnh là quê hương của người đẹp; chẳng biết có đúng không? Nhưng không cần nói ai cũng biết Hà Tĩnh là quê hương của đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, lừng lẫy khắp nơi.



Đi về Hà Tĩnh, Thiên Cầm.

Nguyễn Du, Hồng Lĩnh có phần xinh tươi.

Cửa Sót, Kẽ Gỗ nghĩ ngơi.

Bà Huyện nổi tiếng suốt đời Đèo Ngang.

Đặng Dung nối tiếp Thúc Loan,

Đình Phùng, Cao Thắng lừng vang muôn đời.

Thiên Cầm là ngon núi mà Hồ Quý Ly đã bị giặc Minh bắt, rồi giải về TQ. Bị bắt cùng ông có người con trai cả tên Hồ Nguyên Trừng mà tôi sẽ nói tới khi vào Thanh Hóa.

Rất nhiều vị anh hùng của dân tộc cũng nhận nơi này làm quê hương. Với các anh hùng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng thì hẳn mọi ngừơi đều nhớ vì các việc kháng chiến chống Pháp mới đây. Mai Thúc Loan có nước da đen kịt nên còn được là Mai Hắc Đế, người đã nổi dạy chống Đường trong thế kỷ XIII, thì cũng còn nhớ mài mại. Nhưng khi nói tới Đặng Dung thì rất ít người biết đó là ai.

Sunday, January 29, 2012

Tin Buồn

Tin Buồn
Tôi mới nhận được tin từ Lê Thị Mỹ Dung (con thầy giáo Lê Vinh Hoa- xã Vĩnh Bình) báo tin phu quân Mỹ Dung đã qua đời cách đây 7 ngày.
Mỹ Dung đã từng đóng góp nhiều vào quỹ giúp đỡ các  bạn nghèo ở VN.
 Thầy chân thành chia buồn cùng em và quý quyến.
VHKT
Thông báo cho các em cựu học sinh Chợ Lách được rõ.

Tụ họp


Nam Bắc du kí bài 46

Chúng tôi vượt Quảng Bình và tiếp tục con đường đã vạch. Một giờ sau chúng tôi thấy phía trước có dãy núi chặn ngang; đó là dãy Hoành Sơn phân chia hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Xe bắt đầu leo đèo rồi vượt đèo Ngang, lúc 11 giờ sáng. Thật là tiếc đã không đến đây lúc hoàng hôn, để nhìn phong cảnh và tưởng tựơng ra những gì mà bà Huyện Thanh Quan đã thấy và rồi làm ra bài thơ bất hủ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho xe ngừng lại lưng chừng đèo phía bắc. Cảnh cũng đẹp thật; chúng và thấy một giòng sông lượn quanh co dưới chân đèo, đổ các giọt nước mà nó đã thu lượm nhiều nơi trên mảnh đất của địa linh nhân kiệt vào biển cả.


Đứng trên đèo chúng tôi thấy được biển khơi đang hân hoan vỗ sóng đón mừng nhận được các giọt nước kia. Chắc đây là giòng sông mà bà đã tả: “Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” Tuy nhiên vẻ thơ mộng thì chắc không được như lúc bà thấy, vì bên kia sông làng mạc sầm uất, thấp thoáng các mái nhà gạch, không còn thấy cái hoang sơ, cô tịch “Một mảnh tình riêng ta với ta.” Ngay dưới chân đèo thì vắng tanh: không một người dù tiều phu chặt củi hay mục đồng chăn trâu bò.
chặt củi hay mục đồng chăn trâu bò.
 
        Qua Đèo Ngang
步 到 橫 關 日 已 斜    
Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
煙 波 間 石 石 間 花    
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
樵 歸 岩 下 些 些 小     
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
市集 江 邊 箇 箇 多      
Thị tập giang biên, cá cá đa.
杜 宇 心 傷 聲 國 國     
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
鷓 鴣 魂 斷 思 家 家     
 Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
停 停 佇 望 天 山 海     
 Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
一 片 孤 懷 嗟 我 嗟     
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.
Tôi cảm hứng với bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, nên cũng làm một bài nói lại cảm tưởng, đáp lại người tài năng, quá cố:

Tôi cảm hứng với bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, nên cũng làm một bài họa lại bài nói của bà nói cảm tưởng của tôi, đáp lại người tài năng quá cố:
Cũng xin nhắc lại với bạn đọc bài họa là dùng các vần của bài thơ chính nhưng đem sang ý khác.


Friday, January 27, 2012

Nam Bắc du kí bài 45

Rời Quảng Trị chúng tôi tiến sang tỉnh Quảng Bình. Ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, mà chúng tôi vừa qua cũng còn là quê hương của đôi dép râu nổi tiếng trong hai chiến tranh liên tiếp từ 1946 đến 1975: dép Bình Trị Thiên. Trong thời kháng chiến chống Pháp, đại tá CS Hà Văn Lâu sáng chế ra đôi dép nói trên. Tỉnh này có diện tích trên 8065 km2, đứng thứ 12 và với dân số 848 ngàn đứng thứ 47. Tỉnh lỵ là thị xã Đồng Hới.    

                  
Tỉnh này, có động Phong Nha nổi tiếng (Mới đây phại phát hiện một động khác mà các nhà thám hiểm Anh đã cho biết đó là động lớn nhất thế giới). Nơi này, chúng tôi rất ao ước xem, nhưng thì giờ để về những nơi chôn nhau cắt rốn quan trọng hơn, nên đành dẹp mộng sang một bên và chờ một dịp khác.
Quảng Bình đệ nhất Phong Nha.
Lý Hòa đệ nhị kế là Cảnh Dương.
Sông Gianh một thủa phân đường.
Lũy thầy, Võ Xá nơi thường chiến tranh.  
Đây lại là một vùng chia đôi đất nước trong 200 năm, dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh với con sông Gianh. Ngoài ra ở đây còn các lũy Trường Dục và lũy Thầy do Đào Duy Từ xây dựng. Đào Duy Từ quê Thanh Hóa là con một gia đình xướng ca làm cho chúa Trịnh, nên theo quan niệm thời đó “Xướng ca vô loài” nên ông không được thi cử trổ tài. Ông trốn vào Nam, làm nghề chăn trâu ở Bình Định. Sau chủ nhân nhận ra ông là một thiên tài nên gả con gái cho ông và tiễn dẫn đến Chúa Nguyễn. Sau nhiều lần thử tài Chúa Nguyễn phong ông làm Quân Sư. Thời ấy Chúa Nguyễn mới lập nghiệp, yếu kém so với Chúa Trịnh, nên thường bị xâm lăng. Nhưng nhờ các lũy ông làm, quân Trịnh bị bại liên tiếp, đến nỗi họ đồn với nhau là: “Thứ nhất Lũy Thầy, thứ nhì đầm lầy Võ Xá.”
Chúa Trịnh tiếc, nên cho ngưởi vào dụ Đào Duy Từ về lại bắc. Ông từ chối và cảm hứng với bài thơ:  Tiết Phụ Ngâm của Trương Tịch. Thi sĩ này có một câu chuyện tương tự, như sau. Trương Tịch muốn giúp Lý Sư Cổ, nhưng Cổ không nhận. Sau Trương Tịch sang giúp cho một ngừơi khác. Lý Cổ Sư nghe tài muốn kéo về. Cổ gửi thư sang mời, Tịch làm bài thơ này để tạ từ.
節婦 吟                                               Tiết phụ ngâm
 知 妾 有 夫                             Quân tri thiếp hu phu.
                              Tặng thiếp song minh châu.
綿                               Cảm quân triền miên ý.
                             Hệ tại hồng la nhu.
                    Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi.
                    Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
                    Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt.
                    Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử.
                    Hoàn quân minh châu song lệ thủy.
                    Hận bất tương phùng vị giá thì.
                                                                        Trương Tịch

Bài dịch:   

Khúc ngâm của người tiết phụ.

Chàng biết thiếp có chồng.
Minh châu đem tặng không.
Cảm ơn chàng có ý.
Đeo dứơi lớp lụa hồng.
Nhà thiếp ở dãy lầu cao.
Chồng thiếp cầm kích ra vào Minh Quang.
Lòng chàng biết tợ trăng vàng.
Theo chồng sống chết sắt gang một lòng.
Hoàn châu mà lệ đôi dòng.
Khi chưa xuất giá sao không tương phùng.
 VHKT

Ông Đào Duy Từ làm bài thơ:
Trèo lên cây bưởi để đáp lại.
Trèo lên cây bưởi hái hoa.
Bước xuống vườn cà hai nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Tiếc gì một miếng trầu cay.
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng.
Như chim vào lồng như cà cắn câu.
Cá cắn câu biết đẩu mà gỡ.
Chim vào lồng biết thủa nào ra.

Tuesday, January 24, 2012

Nam Bắc du kí bài 44

Chúng tôi quay nhìn cây cầu lịch sử lần cuối rồi lên xe hướng bắc tiến tới.



Hình sông  Bến Hải cầu Hiền Lương

NHỚ TRĂNG CỐ QUẬN

NHỚ TRĂNG CỐ QUẬN
Đêm nay phố xá không đèn
Vầng trăng viễn xứ treo ven đỉnh đồi
Lòng ta xao xuyến bồi hồi
Nhớ về quê cũ xa xôi thuở nào
Giòng sông bến nước hàng cau
Liễu xanh rủ ngọn trăng sao lẻn vào
Gió đưa cành lá lao xao
Mùi hương hoa xứ quyện vào bóng đêm
Ánh trăng vằng vặc bên thềm
Thuyền ai hò hát trong đêm ngọt ngào
Trăng nầy bên ấy ra sao
Riêng ta ôm nỗi nhớ vào không trung
Bao giờ mới được trùng phùng
Ngắm trăng cố quận trên chung khoang thuyền
Nguyễn V Sơn

Monday, January 23, 2012

Hôm nay tết đến Cali

Chúc bạn hữu trăm sự hanh thông, vạn điều như ý.

Tuổi Rồng

Tôi đây vốn tuổi con rồng.
Hay lăn hay lộn giữa đồng lấm lem.
Con người mắt mũi kèm nhèm.
Nhìn tưởng các ké, chẳng thèm quan tâm.
Rồng tôi vốn dĩ lại câm.
Không sao mở miệng, âm thầm rủa thân.
“Rồng gì lại quá ngu đần.
Sao không bay tít lên gần thiên thanh.
Mà lăn lộn giữa đồng xanh.
Để rồi lem lấm biến thành kỳ nhông?”
                                                VHKT

Sunday, January 22, 2012

new year

Chúc các bạn, các em và gia đình:
Ngàn sự hanh thông.
Vạn điều như ý.

Mèo đi rồng lại


Chị mèo ỏn ẻn đã đi qua.
Chễm chệ ông rồng sắp đến nhà.
Báo cáo dân tình mau quét dọn.
Trong nhà ít nhất có bình hoa.

Rồng đến mang theo sự thái hòa.
Chẳng như mèo cái lắm chua ngoa.
Năm rồi nghèo đói vì nhiều chuyện.
Năm tới giầu sang tới mọi nhà.
                                       VHKT

Friday, January 20, 2012

Nam Bắc du kí bài 43

Vượt qua tỉnh Thừa Thiên, chúng tôi đi vào tỉnh Quảng Trị thì trời hết mưa.  Tỉnh này có diện tích 4747 km2, đứng hàng thứ 32, với dân số 599 ngàn đứng thứ 55 và tỉnh lị là thị xã Đông Hà. Đây cũng là vùng mà Huyền Trân Công Chúa Nhà Trần đã được gả cho Chế Mân đổi lấy. Trong thời gian 190 người Việt tên Khu Liêm nổi lên chiếm vùng từ Quảng Bình đến Quảng Nam và đã tách ra khỏi Nhật Nam, quận nhà Hán, lập ra nước độc lập (không phải là Chiêm Thành). Thời nhà Đường gọi nước ấy là Lâm Ấp. Sau này nước Chiêm Thành cũng dựa vào địa thế từ đèo Ngang trở vào để lập ra nước vậy.
Đây cũng là vùng chiến tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến 54-75, với các địa danh vang lừng về khói lửa như: Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, cửa Việt, cổ thành Quảng Trị. Chúng tôi cũng không có thì giờ ghé vào thị xã này hay cổ thành Quảng Trị để xem những vết tích chiến tranh, song hai bên dọc đường toàn là các dấu tích bom đạn loang lổ còn hằn trên các vách tường rêu mốc dù là đã hơn 30 năm trôi qua. Quảng Trị có bãi biển cửa Tùng nổi danh, mà các sĩ quan thủy quân Pháp đã mệnh danh là bãi tắm Hoàng Hậu của Đông Dương.
Đi về Quảng Trị xa xôi.
Bến Hải sông ấy, một thời cách ngăn.
Đakrông hùng vĩ ta thăm.
Cửa Tùng, Rú Lịnh, chỗ nằm nghỉ ngơi.
Lâm Ấp đất ấy một thời.
Thường Kiệt mở đất một đời dọc ngang.

Một câu chuyện về cửa Tùng làm ta nên suy nghĩ. Vua Duy Tân một hôm ra của Tùng nghỉ mát. Ông lấy tay vọc cát suy nghĩ. Một người lính hầu đem nước đến ngài nói: “Thưa bệ hạ, tay bệ hạ bị dơ. Xin bệ hạ rửa tay.” Vua Duy Tân hỏi người lính hầu: “Tay dơ lấy nước mà rửa. Còn nước dơ lấy cái gì mà rửa?” Người lính hầu ngớ mặt chẳng hiểu. Vua nhắc lại: “Nước bẩn thì làm sao cho sạch.” Ngừơi thị vệ không trả lời được. Nhà vua bèn nói: “Nước bẩn thì phải tìm cách trừ khử những chất ngoại lai trong đó có hiểu hay không?”
Xe vượt qua sông Thạch Hãn rồi khoảng 09 giờ rưỡi sáng, chúng tôi tới bờ nam một con sông, con sông mà không một người VN đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975, không nghe tới. Đó là sông Bến Hải và chiếc cầu Hiền Lương lừng tiếng.  


Hình đường vào cầu cũ




Địa danh này mãi mãi sẽ đi vào lịch sử, rồi các thế hệ sau này sẽ luôn luôn nhớ tới, những ngày đầy máu và nước mắt của dân tộc trong quá khứ héo dài 20 năm. Tôi và Thắng xuống xe đi bộ qua con sông và chiếc cầu lịch sử ấy. Cầu Hiền Lương bây giờ mới đúng là hiền lương, thanh bình và hòa ái. Cầu được làm bằng sắt lót ván như các cầu đã được làm đầu thế kỷ 20. Bắc qua sông Bến Hải một chiếc cầu mới tân kỳ, chắc chắn hơn được làm để xe cộ lưu thông, chiếc cầu cũ được bảo tồn để làm di tích lịch sử, nên xe không được qua cầu này nữa.
Mang tên Bến Hải, Hiền Lương.
Sao mà nỡ để làm đường chia đôi?
Kiến cho đất nước của tôi.
Chìm trong khói lửa, một thời khổ đau.

Hình đàn trâu gặm cỏ
Ở đầu cầu phía nam, có đàn trâu đang nhơn nhơ gặm cỏ thật là thanh bình. Trước đây 30 năm, chắc chắn chỉ có đồn bót, dây kẽm gai, mìn, lựu đạn thôi, không thể thấy cái hình ảnh đáng yêu ấy. Trên một con đường nhựa cũ dẫn vào cây cầu thủa phân đôi, vết xích xe tăng vẫn còn in rõ trên mặt đường dù là mưa gió, bão bùng trong suốt thời gian dài dằng dặc. Bên phía nam cầu, còn một bót canh với loa phóng thanh của chính quyền miền Nam cũ. Không nói thì ta cũng biết đây là các loa kêu gọi phía bên kia đầu hàng, nhưng họ đã không làm được như ý muốn. Cách đó không xa, chính quyền đương thời đang cho xây một tượng đài kỷ niệm.
Hình bót với loa phóng thanh


 Tượng đài kỷ niệm

Hình ghe câu trên sông Bến Hải


HÌNH TRÊN CẦU CŨ NHÌN SANG CẦU MỚI



Hai anh em đi trên cầu, quan sát so sánh cái chiếc cầu cũ mới cùng nhìn cảnh sinh hoạt trên sông. Các chiếc ghe cá bơi đi bơi lại câu hay lưới lại thêm phần thanh bình của dân tộc.
Qua hết cầu chúng tôi gặp một đoàn du lịch người ngoại quốc gốc Tây Phương.
Rất nhiều người này cũng xuống xe để nhìn chiếc cầu và con sông lịch sử này. Bên cạnh đầu cầu vẫn còn các cơ sở cũ.


Hình cầu Hiền Lương phía bắc.

Thursday, January 19, 2012

Nam Bắc du kí bài 42

Quả tìnht khi rời Thừa Thiên tôi thấy lưu luyến vô cùng vì dù sao nơi đây cũng đã ghi nhiều kỷ niệm lúc ấu thời.
Tôi làm bải thơ tả lại thành phố thơ mộng êm đềm ấy:

Wednesday, January 18, 2012

Nam Bắc du kí bài 41

Lăng sau cùng là lăng Khải Định, vua thứ 12 và là một vì vua nổi tiếng xa sí và nịnh Tây. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ, đưa sang Pháp du học. Nhưng ông có sáng kiến, tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa.
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì nói ông này tiên sư
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là một chuyến đi nước ngoài đầu tiên của các vua Nguyễn triều, bị công kích khắp nơi. Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.

Lăng Khải Định

Tuy là ông có 12 người vợ, nhưng chỉ có một hoàng tử là Vĩnh Thụy (Bảo Đại). Ông bị đồn là ái nam ái nữ, và Vĩnh Thụy là con người khác.  Đây là thâm cung bí sử nên chẳng có sử sách gì giám viết điều này
Lăng của ông pha trộn nhiều thứ văn hóa ta, Tàu, Ấn Độ, La Mã…
Ngay bên dưới tòa chính điện của hình chụp trên là nơi an táng vị hoàng đề thân Tây ấy.
Vào bên trong chính điện, chúng tôi thấy có một bức tranh vẽ rồng trên trần nhà. Tục truyền thời ấy có một họa sĩ rất tài năng. Vua Khải Định cho vời tới vẽ rồng năm móng lên trần nhà. Rồng năm móng chỉ đề cho nhà vua, còn rồng bốn móng lá cho đình đền nhân gian mà thôi. Tuy nhiên khi vẽ rồng trên trần nhà, thì người ta phải làm một cái giá để họa sĩ nằm ngửa vẽ. Một hôm nhà vua vào tham quan, xem họa sĩ vẽ đến đâu. Lúc vào trong thấy họa sĩ nằm ngửa trên giá; cái cọ vẽ được cột vào chân. Nhà vua tức giận hỏi: “Sao nhà ngươi vẽ rồng mà lại vẽ bằng chân? Đem nó chém đi”. Người họa sĩ năn nỉ giải thích “Muôn tâu bệ hạ. Vẽ rồng lớn thì nhiều khi phải ra xa để ngắm sự cân đối của rồng. Nay hạ thần nằm trên giá không thể ra xa để vẽ, đành phải vẽ bằng chân mới quan sát đủ.” Nhà vua nghe hữu lý nói: “Việt Nam chỉ có một họa sĩ như ngươi. Chứ có người thứ hai thì ta chém đầu ngươi rồi.”
Nếu có dịp so sánh lăng Minh Thành Tổ bên Trung Quốc với các lăng ở Việt Nam, ta có thể nói như sau: Lăng Minh Thành Tổ thì vĩ đại với một kiến trúc cao đến 20m và với khoảng ba mươi cái cột gỗ lim mà đường kính khoảng 1m, cao mười mấy m. Ngọai trừ lăng Khải Định, hai lăng các vua Việt Nam nhỏ hơn, nhưng thơ mộng duyên dáng hơn, có đồi núi, có ao hồ vây quanh.
Chúng tôi được đua đi thăm chùa Từ Hiếu một chùa rất lớn và đẹp của cố đô. Sau đó, chúng tôi cũng được đua di xem chùa Từ Đàm bên sông Hương, nơi đã bắt nguồn cuộc đấu tranh chống kì thị tôn giáo năm 1963.
Tối hôm ấy, nhóm chúng tôi về một quán ven sông Hương ăn cơm. Trước quán có con đường chạy ven sông và có lan can an toàn. Trong khi chờ mấy bà đặt món ăn, Thắng rủ Phương ra mé sông ngắm cảnh. Tôi thấy vậy cũng ra theo. Trời mưa không nặng hạt, nhưng gió sông thổi lên làm chúng tôi thấy lạnh. Một lúc sau, Phương và Thắng vào quán, còn mình tôi đứng ngắm cảnh cầu Tràng Tiền trong đêm với các đèn màu thay đổi. Chợt giữa sông vang lên tiếng hát buồn thảm điệu Nam ai theo gió đưa tới. Theo sử ký, các điệu hát nam ai, nam bình có nguồn gốc từ Chiêm, nên thường đượm vẻ thê lương cuả một dân tộc mất nước.

Tôi làm bài thơ Hương Giang tức vịnh:
Trên sông Hương trời mưa lất phất.
Giữa sông Hương ai cất tiếng ca.
Tiếng ca chan với lệ nhòa.
Sông Hương hết chảy, lòng ta hết buồn.

Ăn xong, cả nhóm xuống thuê một chiếc thuyền ra giữa sông Hương để nghe thật nghe các điệu hát đặc biệt của xứ Huế. Đây là một đặc biệt của đất này. Tất cả ghe thuyền làm dịch vụ làm nghề vào một tổ hợp có ban quản lý phân chuyến để khỏi tranh giành mối lái.
Thuyển chúng tôi thuê là một thuyền máy cỡ trung bình bề ngang khoảng 2,5 m dài khoảng 13 m.
Thuyền ra giữa sông thì neo lại, và một nhóm ca, nhạc sĩ bắt đầu trình diễn. Tất cả chúng tôi ngồi quay bên các ca, nhạc sĩ xem họ trình diễn. Các bài nhạc hầu hết là rất buồn, nhưng lồng vào đó có một bản nhạc vui kể lại tình của một đôi nam nữ trình bày bởi môt nam và một nữ. Khi phần ca nhạc hết họ cho chúng tôi một số đèn giấy và đèn cầy. Chúng tôi đốt đèn thả xuống sông để chúng cuốn theo gìong nước. Cô cháu gái Lili của tôi thích cái này nhất.
Ngày hôm sau, chúng tôi rời cố đô từ sáng sớm đến Thanh Hóa theo như hẹn, để gặp gia đình cô em gái: Cẩm Dung.

Tuesday, January 17, 2012

Nam Bắc du kí bài 40

Ngày hôm sau, cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi thăm các lăng tẩm. Các lăng này đều nằm trên các đồi núi gần bờ sông Hương, và ở phía tây thành Huế. Lăng đầu tiên chúng tôi đến là lăng Minh Mạng. Đây là vì vua thứ hai, sau Gia Long.

Dưới triều Minh Mạng, nước ta mở rộng chiếm một phần đất của Laos cũng như một phần của Miên do Trương Minh Giảng cai quản gọi là Trấn Tây. Cũng kể từ thời này tỉnh Lai Châu mới chính thức trở thành một phần thuộc Việt Nam. Trứơc đó Lai Châu dưới quyền các tù trưởng người thiểu số, khi thuộc Đại Lý, lúc thuộc Trung Quốc, và có thời thuộc Đại Việt. Sau khi vua Minh Mạng băng hà, vua Thiệu Trị nghe theo lời khuyên của Tạ Quang Cự cho rút quân khỏi Nam Vang, trả đất lại cho Miên.
Khi chúng tôi lại đây thì trời mưa nhẹ hạt. Nhưng chính vì mưa nên nhìn cảnh thật  thơ mộng nhưng cũng rất buồn.
Vì máy hình của tôi bị hết pin hôm đi thăm tháp Thiên Mụ nên không chụp được hình. Hôm nay đăng lên các hình mà chính tôi chụp lấy.
Trước khi vào cổng lăng là một sân lát đá gạch xanh, với hai hàng tượng các quan văn võ cùng ngựa voi làm từ đá hoa cương. Các ông quan thấy dân lành nhiều khi la hét, nhưng trước ông vua thì họ còn khổ hơn nhiều. Mưa ướt làm cho ta cảm thấy thân phận hẩm hiu của quần thần trước uy quyền một hoàng đế.

Bao năm dãi nắng dầm mưa.
Biết bao cực khổ, vì vua đứng hầu.


Vượt qua tiền đình đến cổng tam quan, chúng tôi thấy nhiều đoàn du lịch từ khắp mọi nơi đổ về đây, nên chúng tôi phải xắp hàng nối đuôi nhau đi vào. Một cây cầu chính bắc qua hồ vào đền thờ chính và sau đó là  rồi  một quả đồi. Hướng dẫn viên cho biết đó là nơi an táng vị hoàng đế Nguyễn Triều thứ hai.
Mưa lất phất làm cảnh thật buồn, ảm đạm. Một góc hồ thấy một nhà thủy tạ đơn sơ lẻ loi đang soi bóng xuống mặt hổ với các cọng sen úa tàn.
cây cầu


Một góc lăng Minh Mạng

Sau khi ra khỏi đây chúng tôi được hướng dẫn tới điện Hòn Chén nằm giữa sông Hương. Nhưng khi đến đây mưa trở nên nặng hạt, đường quá sính lày kiến xe không thể vào làng nơi có xuồng cho mướn. Vì vậy cô hướng dẫn đưa chúng tôi đến lăng vua Thiệu Trị. Vị vua thứ ba của Triều Nguyễn.
Lăng Thiệu Trị lúc ấy đang được trùng tu, chúng đi qua, đứng ngoài nhìn mà không vào. Chúng tôi định đến lăng Gia Long, nhưng cũng như đường đến điện Hòn Chén nơi này xa quá và lầy lội, đàn bà con nít khó lòng đến nơi, nên lăng kế tiếp là Tự Đức.
Theo lịch sử có đoạn nghi ngờ ông không phải là con ruột của vua Thiệu Trị mà là con của của Trương Đăng Quế được đánh tráo để họ Trương chiếm ngai vàng.
         
Tự Đức là một người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Ông làm nhiều thơ chữ Hán, trong đó có bộ Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trǎm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Tự Đức làm cả thơ chữ Nôm, những tập như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca. Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện ông giao thiệp với các nhà vǎn, các học giả đương thời. Ông rất thích lịch sử, đã chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, trong đó tự ông ghi nhiều lời bình luận. Tự Đức rất yêu nghệ thuật, đã tập trung về kinh đô Huế nhiều người soạn kịch bản tuồng, và cho soạn những vở tuồng lớn như Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy. Có khi chính ông cầm chầu và sửa kịch bản.         



Nhà thủy tạ trong lăng Tự Đức

Tự Đức được người đời ca ngợi là ông vua có hiếu. Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy. Ông ghi chép các lời rǎn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn Từ huấn lục. Thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà Từ Dũ trừng phạt. Bà Từ dũ lại nổi tiếng là một mẹ hiền và có cuộc sống rất đơn sơ, tằn tiện. Bà cho rằng tiêu sài phung phí sẽ làm dân khổ. Ôi trên đời được bao nhiêu đàn bà có tấm lòng ấy? Bà đã can ngăn vua Tự Đức nhiều lần, khi nha vua làm những    điều không đúng.
Hai lăng vừa qua đều có các hồ nước bên ngoài các tường thành, đển đài rất duyên dáng đẹp đẽ. Thường hồ đều có tường đá khá vĩ đại bao quanh.
Với các công trình xây cất các lăng tẩm này đã làm phí tổn rất nhiểu công cùng của.
Cùng thời gian vị vua này trị vì, Pháp đã mở đầu tấn công xâm lăng Việt Nam.