Hôm nay đọc tin khoa khoa học đặc biệt nên viết một bài về chuyện này. Ngày mai sẽ đang tiếp Trường Mà Tôi Yêu.
Theo bản tin mạng NBC:
Hôm nay NASA đưa một bản tin cho biết ông Charles Bolden, người điều hành NASA do Tổng Thống Obama chỉ định cùng một số nghị sĩ, dân biểu lưỡng đảng mới trình làng một hoa tiễn khổng lồ. Hỏa Tiễn này dùng nhiên liệu lỏng. Các chuyến bay thử không người sẽ bắt đầu 2017. Lần đầu tiên, hỏa tiễn này có khả năng đem nhấc nổi một khối lượng 70 tấn và các lần kế tiếp khối lương tăng lên đến 130 tấn hay hơn nữa. Từ trước tới nay, hỏa tiễn mạnh nhất là Saturn V, chiếc đem các phi hành gia Hoa Kỳ lên nguyệt cầu có thể nhấc nồi khối lượng 120 tấn.
Mục tiêu của hỏa tiễn này là đem các phi hành gia hôi ngô với các vẩn thạch không gian và cuối cùng là Hỏa Tinh hay xa hơn. Tuy nhiên, người ta không biết thêm một chi tiết nào về cấu trúc hỏa tiên.
Trước kia Tổng Thống Bush đề ra chương trình Constellation đem người lại mặt trăng đợt hai và lần thứ 7 trước khi TQ có thể hạ người xuống đó lần đầu. Nhưng ông Obama lên nắm quyền đã gạt bỏ chương trình này và cũng chấm dứt luôn chương trình Space Shuttle tháng 6 vừa qua. Theo ông Mỹ đã đặt chân lên nguyệt cầu rồi, không cần tốn tiền làm chuyện ấy nữa, mà mục đích mới của NASA là các vẩn thạch không gian cùng Hỏa Tinh.
Ông Tổng Thống mới này chủ trương đem người hội ngộ với các vẩn thạch không gian và Hỏa Tinh. Các chương trình đem người lên Trạm Không Gian Quốc Tế hay hạ quỹ đạo sẽ co các công ty tư nhân: Galatic và Space Exploration (viết tắt là SapceX) đảm nhận.
Virgin Galactic
Virgin Galactic $ Space Ship
Vẩn tạch không gian (asteroid) là gì? Tại sao lại lên vẩn thạch làm gỉ?
Trong vũ trụ có hàng hà sa số các vẫn thạch, hình dạng bất thường. Có ngững vẫn thạch taọ ra bỏi sự va chạm các hành tinh. Khi vẩn thạch bay gần đến trái đất rôi chịu sức hút hành tinh này đâm vào khí quyển bốc lửa tạo ra sao băng. Nhưng vòng vần thạch là nơi có nhiều vẩn thạch nhất (Asteroid belt). Vòng này nằm giữa Hòa Tinh và Mộc Tinh (Jupiter). Vòng này có số vẫn thạch không biết bao nhiêu mà kể. Có nhiều cái như cục đá lớn và nhiều cái được đặt tên như 1 cres, 2 Pallas, 4 Vesta …dường kính trung bình dến 400 km. Nhiều vẩn thạch có chaứ một kim loại rất quý. Biết đâu người ta tìm ra một cục đường kính độ vài chục km mà chứa một kim loại vừa nhe, vùa cứng lại bền bỉ. Nếu ta có thể đem nó về trái đất thì từ đó làm các con tầu vũ trụ có khả năng đem con người và vật dụng nhiều hơn.
Falcon 9 of SpaceX
Xem bài này tôi viết thêm một vài điều mà hiên nay NASA đang hợp tác phát triển.
Ngoài hai công ty mà tôi viết trên, một công ty khác tên Ad Astra Rocket co. đang phát triển một hỏa tiễn cực mạnh, và ta không biết đó là hỏa tiễn mà NASA mới cho biết hay không. Tất cả hỏa tiễn đêm người hay không người lên vũ trụ hiện nay đều là hỏa tiễn nhiên liệu lỏng của Hydrogen và Oxygen.
Có người sẽ hỏi tại sao không dùng nhiên liệu đặc? Nó là cái gì? Nhiên liệu đặc cũng là thuốc súng, thuốc pháo, một khi đã cho cháy không thể ngừng được, còn nhiên liệu lỏng thì ngược lại hay nói khác đi ta có thể kiểm soát được. Vì vậy nhiên liệu đặc thường chỉ dùng cho tầng thứ nhất của hỏa tiễn ở hạ khí quyển. Nó giảm bớt nguy hiểm cho các phi hành gia khi ngồi cách xa trái bom ấy.
Hỏa tiễn do Ad Astra phát triển thì khác hẳn với các hỏa tiễn từ trước tới giờ. Đây là loại động cơ Plasma. Nhiên liệu dùng cho loại này có thể là deuterrium (một loại hydrogen nặng) helium, xenon (Xe: một loại khí nặng, không mầu, không mùi) hay argon. Công ty Ad Astra chọn argon là nhiên liệu chính cho máy. Khi máy plasma phát cháy sẽ sinh ra khối nhiện lượng khổng lồ từ trăm ngàn đến cả triệu độ, không một kim loại nào có thể chịu nổi. Vì vậy ta không thấy máy này xuất hiện bao giờ vì các máy ấy sẽ cháy tiêu tan ngay. Ad Astra đã dùng một lọai kỹ thuật gọi là superconducting magnet bao quanh máy.
Với hỏa tiễn này người ta có thể lên hỏa tinh trong 39 ngày thay vì gần 3 tháng. Việc đầu tiên của hỏa tiễn plasma là đem các phi hành gia lên các vẫn thạch cách trái đất 2 triệu rưởi km, sau đó là các vẩn thạch khác xa 7 triệu rưởi km.
No comments:
Post a Comment